Kết quả tìm kiếm cho "Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Châu Phú"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2835
Năm 2024, dù đối mặt nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có nhiều khởi sắc, các khu vực kinh tế phát triển tích cực. Trên cơ sở những kết quả đạt được, An Giang đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 10% trở lên trong năm 2025.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của người dân, xã Tân Phú (huyện Châu Thành) đã về đích sau thời gian phấn đấu xây dựng nông thôn mới NTM). Diện mạo xã đổi thay rõ rệt, với hệ thống hạ tầng cơ sở ngày càng khang trang, đời sống người dân được cải thiện. Đây là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Ngày 14/1, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng dẫn đầu đoàn công tác tỉnh đến chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Chốt dân quân xã Phú Lộc (TX. Tân Châu); thăm, tặng quà Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo (huyện Phú Tân), các gia đình chính sách tiêu biểu.
Ngày 11/1, Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo xã Tân Phú (huyện Châu Thành) phối hợp Xã đoàn và Đội Công tác xã hội Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức gói hơn 1.000 đòn bánh tét trao tặng gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo để vui Xuân, đón Tết cổ truyền của dân tộc.
An Giang sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động ý nghĩa. Qua đó, nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, nhà rông được xem như “trái tim” của cả ngôi làng.
Cận Tết, các tỉnh Trà Vinh và Phú Thọ duy trì bình ổn giá, dự trữ hàng thiết yếu phục vụ Tết tăng đến 80%.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (gọi tắt là xây dựng đời sống văn hóa) trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương và hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của dãy Thất Sơn huyền bí, An Giang còn còn sở hữu nhiều di tích lịch sử cách mạng hào hùng, di tích văn hóa với nhiều kiến trúc độc đáo, những điểm đến “check-in” ấn tượng. Đặc biệt, An Giang còn có nhiều điểm du lịch (DL) tâm linh nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Sau 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2022 - 2024, việc học tập và làm theo Bác đã tạo sức lan tỏa trong Nhân dân huyện Châu Phú. Qua đó, những mô hình hay, cách làm hiệu quả đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nguyễn Văn Phú (sinh năm 1977, ngụ khóm Vĩnh Thuận, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú) đã cùng người thân trong gia đình, gồm: Anh vợ Nguyễn Văn A (sinh năm 1979, ngụ khóm Vĩnh Thành), vợ là Nguyễn Thị Tuyết Mốt (sinh năm 1982) và mẹ ruột Phan Thị Nơi (sinh năm 1956) thành lập 3 hộ kinh doanh và 1 DNTN để bán hóa đơn khống cho 9 đối tượng nguyên là cán bộ, công chức huyện, thu lợi bất chính hơn 380 triệu đồng.
Để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tiến hành kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào DTTS Chăm, Khmer. Từ đó, khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản.